Billboard Ads

Nhập và xuất dữ liệu ra màn hình trong lập trình C

Table Of Contents

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau làm quen với các câu lệnh để làm được những câu lệnh cơ bản trong ngôn ngữ lập trình C. Mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nhập và xuất dữ liệu ra màn hình trong lập trình C.

Nhập và xuất dữ liệu ra màn hình trong lập trình C
Nhập và xuất dữ liệu ra màn hình trong lập trình C

Qua bài viết này bạn sẽ biết cách xuất dữ liệu ra màn hình, biết cách nhập dữ liệu từ bàn phím, cũng như nắm được một số toán tử cơ bản của ngôn ngữ C. Bây giờ chúng ta bắt đầu thôi nào!

Cách xuất dữ liệu ra màn hình lập trình C | Hàm printf

Sử dụng thư viện: stdio.h → standard input output 

Sử dụng hàm printf() → xuất dữ liệu ra bảng điều khiển (console). 

Cú pháp của hàm printf():

printf(“Format string”, Argument_list);

Format string có thể là Format string có thể là: %d (số nguyên), %c (ký tự), %s (chuỗi), %f (float), %.wf, trong đó w là một số tự nhiên và là số ký tự sau dấu chấm chúng ta cần, ví dụ: %.2f → Xuất ra một số thực, có phần dư chỉ lấy hai chữ số.

\n → xuống dòng

Argument_list là tên biến hoặc giá trị của các nội dung cần xuất ra màn hình. Nếu có nhiều biến thì các biến sẽ được ngăn cách bởi dấu phẩy.

Nội dung code

#include "stdio.h"
int main(){
  printf("Bai 003 - Xuat du lieu ra man hinh\n"); 
  int x = 5;    
  printf("Gia tri x la: %d", x);
  float x1 = 3.1415555555;
  printf("\nGia tri x1 la: %f", x1);
  printf("\nGia tri x1 la: %.2f", x1);
  float x2 = 5.6;
  float x3 = 2.7;
  printf("\n x2 = %.2f, x3 = %.2f", x2, x3);
  char c = 'A';
  printf("\n %c", c);
}

Cách nhập dữ liệu từ bàn phím trong lập trình C

Sử dụng thư viện: stdio.h → standard input output

Sử dụng hàm scanf → nhập dữ liệu từ bàn phím qua bảng điều khiển (console).

Cú pháp của hàm printf():

scanf(“format string”, argument_address_list);

địa chỉ của biến là: &tên_biến

Format string có thể là: %d (số nguyên), %c (ký tự), %s (chuỗi), %f (float)

Nội dung code:

#include "stdio.h"
int main(){
  int x;
  float y;
  char c;
  
  // Nhap vao ky tu
  printf("\n Nhap vao ky tu: ");
  scanf("%c", &c);
  printf("\n Gia tri c vua nhap la: %c", c);
  
  // Nhap so nguyen
  printf("\n Nhap vao gia tri cua x: ");
  scanf("%d", &x);
  printf("\n Gia tri x da nhap la: %d", x);
  
  // Nhap vao so thuc
  printf("\n Nhap vao so thuc y: ");
  scanf("%f", &y);
  printf("\n Gia tri y vua nhap la: %.2f", y);
    
  
  // Nhap nhieu du lieu cung mot hang
  float x1, x2, x3;
  printf("Nhap vao gia tri cua x1, x2, x3");
  scanf("%f%f%f", &x1, &x2, &x3);
  printf("x1=%f, x2=%f, x3=%f", x1, x2, x3);
  
}

Các phép toán cơ bản trong lập trình C

Các phép toán cơ bản trong lập trình C bao gồm:

  • Phép cộng (+): Dùng để cộng hai hoặc nhiều giá trị lại với nhau.
  • Phép trừ (-): Dùng để trừ giá trị b từ giá trị a.
  • Phép nhân (*): Dùng để nhân hai hoặc nhiều giá trị lại với nhau.
  • Phép chia (/): Dùng để chia giá trị a cho giá trị b.
  • Phép chia lấy phần dư (%): Dùng để tính phần dư của phép chia giữa hai số.

Lưu ý
Phép toán ++ và -- có thể đặt trước hoặc sau toán hạng.

Nội dung code:

#include "stdio.h"
#include "stdio.h"
int main(){
  float a, b;
  printf("Nhap vao gia tri a = ");
  scanf("%f", &a);
  printf("\nNhap vao gia tri b = ");
  scanf("%f", &b);
  
  float tong = a + b;
  printf("\n %.2f + %.2f = %.2f", a, b, tong);
  
  float hieu = a - b;
  printf("\n %.2f - %.2f = %.2f", a, b, hieu);
  
  float tich = a * b;
  printf("\n %.2f * %.2f = %.2f", a, b, tich);
  
  float thuong = a / b;
  printf("\n %.2f / %.2f = %.2f", a, b, thuong);
  
  int r = ((int)a) % ((int)b);
  printf("\n %.2f chia lay du %.2f = %d", a, b, r);
  
  a++;
  printf("\n a++ = %.2f", a);
  
  b--;
  printf("\n b-- = %.2f", b);
  
}
Read Also
Post a Comment